09/04/2023 16:51
Một dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội - Ảnh: VGP/Toàn Thắng.
Theo đó, đối tượng vay vốn là pháp nhân, cá nhân đầu tư dự án và mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, bao gồm: Khách hàng là chủ đầu tư dự án; khách hàng là người mua nhà ở tại dự án (gọi là người mua nhà).
Về nguyên tắc cho vay, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng; đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
Mỗi người mua nhà chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại chương trình này 1 lần để mua 1 căn hộ tại dự án thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, mỗi dự án của chủ đầu tư chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại chương trình cho vay nhà ở xã hội 1 lần.
Thời hạn giải ngân của chương trình đến khi doanh số giải ngân đạt 120.000 tỷ đồng nhưng không quá ngày 31-12-2030.
Về thời gian ưu đãi, đối với chủ đầu tư dự án sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu.
Đối với người mua nhà sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu.
Lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30-6-2023 đối với chủ đầu tư là 8,7%/năm; lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30-6-2023 đối với người mua nhà là 8,2%/năm.
Kể từ ngày 1-7-2023, định kỳ 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi cho các ngân hàng thương mại tham gia chương trình cho vay nhà ở xã hội.
Đối với lãi suất cho vay khi hết thời gian ưu đãi, ngân hàng thương mại và khách hàng tự thỏa thuận, thống nhất, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và được xác định rõ hoặc nêu rõ cách xác định tại thỏa thuận cho vay ký kết giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng: Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank khẩn trương thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội từ ngày 1-4-2023 và ban hành hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống về việc triển khai chương trình.
Ngoài các ngân hàng nêu trên, các ngân hàng thương mại khác khi tham gia chương trình cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội thì cần thực hiện theo hướng dẫn tại công văn trên và có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước tham gia chương trình (qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Đồng thời, gửi văn bản đăng ký khai thác thông tin về chương trình cho Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam.
Tại Nghị quyết số 33/NQ-CP, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với các gói tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ.
MINH KHANG
(KGO) - Ngày 26-11, tại huyện Hòn Đất, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang tổ chức trình diễn cơ giới hóa đồng bộ trong gieo sạ lúa và tọa đàm giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng số lượt truy cập: