03/09/2020 18:02
Nhóm thực hiện dự án gồm các sinh viên: Nguyễn Quốc Danh, Thái Thương Hoài và Võ Văn Nĩ do thầy Nguyễn Chí Linh - giảng viên Khoa Công nghệ thực phẩm hướng dẫn. Theo thầy Nguyễn Chí Linh, ý tưởng khởi nghiệp làm khô cá lóc một nắng đến với nhóm tình cờ.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và quan sát, nhóm nhận thấy khô cá lóc một nắng là một trong những đặc sản miền Tây được người tiêu dùng ưa chuộng bởi độ thơm ngon tự nhiên, công thức ướp cá đặc trưng.
Sản phẩm khô cá lóc một nắng đạt yêu cầu phải có thịt cá tươi, mềm, thích hợp cho việc chế biến các món ăn ngon như chiên, nướng, kho tiêu, trộn gỏi. Tuy nhiên, sản phẩm khô cá lóc hiện được sản xuất chủ yếu ở các hộ gia đình, quy trình sản xuất, kỹ thuật đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa cao.
Việc đóng gói và thời gian bảo quản không dài. Do đó nhóm ấp ủ ý tưởng chế biến khô theo quy trình an toàn, chất lượng để đưa đặc sản đến người tiêu dùng.
Nghĩ là làm, nhóm sinh viên bắt tay triển khai dự án. Ban đầu, nhóm gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu cá lóc đồng. Tuy nhiên, nhóm sớm tìm được nguồn nguyên liệu khi liên kết được các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Các em Nguyễn Quốc Danh, Thái Thương Hoài và Võ Văn Nĩ - sinh viên Trường Cao đẳng Kiên Giang khởi nghiệp với dự án chế biến và kinh doanh khô cá lóc một nắng đang sơ chế cá lóc để làm khô cá lóc một nắng.
Em Thái Thương Hoài cho biết: “Quy trình chế biến khô cá lóc một nắng thực hiện qua nhiều công đoạn. Cá lóc được mua về làm sạch, phi lê và tẩm gia vị cần thiết. Sau khi nguyên liệu thấm đều gia vị sẽ được xếp vào khay đem phơi. Để đảm bảo vệ sinh, tránh ruồi nhặng, côn trùng và bụi bẩn, nhóm tự thiết kế lều sấy có công suất 10kg khô/mẻ”.
Theo Thương Hoài, nhiệt độ trong lều từ 55 - 650C do đó sử dụng lều sấy chế biến khô giúp rút ngắn quá trình phơi vì tận dụng hiệu ứng nhà kính, năng lượng bức xạ mặt trời, giảm thời gian sản xuất; đồng thời để đảm bảo khô cá lóc đạt độ ẩm thích hợp, giữ được độ dẻo của cá tươi và kiểm soát chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Với ưu điểm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, ý tưởng chế biến và kinh doanh khô cá lóc một nắng đoạt giải nhì trong Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp KGC 2019 do Trung tâm Khởi nghiệp KGC thuộc Trường Cao đẳng Kiên Giang tổ chức.
Thầy Nguyễn Chí Linh cho biết: “Chế biến và kinh doanh khô cá lóc một nắng chỉ là một trong số ít ý tưởng khởi nghiệp đạt kết quả bước đầu. Thực tế, câu chuyện khởi nghiệp luôn đặt ra cơ hội và thách thức, nhất là đối với bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, vấn đề khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên rất cần được các trường đại học, cao đẳng và xã hội quan tâm”.
Theo thầy Nguyễn Chí Linh, ngoài việc tiếp thu kiến thức chuyên môn từ giảng viên, sinh viên rất cần các trường, ngành chức năng tập huấn, hướng nghiệp, tham gia hội thi ý tưởng… Qua đó, sinh viên tham gia nhiều hoạt động bổ ích, được tìm hiểu, trải nghiệm thực tế thông qua việc giao lưu, gặp gỡ chuyên gia kinh tế để nâng cao hiểu biết và vận dụng các kỹ năng cơ bản để khởi nghiệp, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp. Từ đó tạo môi trường, cơ chế hoạt động mang tính đột phá về đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay.
Bài và ảnh: HUỲNH LÀI
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: