22/01/2024 13:32
Huyện Gò Quao (Kiên Giang) có hai làng nghề đan lục bình ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Thắng và ấp 6, ấp 7, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc; 5 nghề truyền thống gồm làm bánh phồng, rượu nếp Đường Xuồng, bó chổi cọng dừa, dệt chiếu, mộc điêu khắc.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Quao Trang Hồng Nghĩa, xác định phát triển nghề, làng nghề truyền thống là phát huy tối đa nội lực của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, UBND huyện Gò Quao quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương khôi phục, duy trì, phát triển nghề, làng nghề truyền thống; triển khai nhiều giải pháp căn cơ nhằm thúc đẩy phát triển các nghề, làng nghề truyền thống theo hướng bền vững. Đến nay, hầu hết các làng nghề trên địa bàn huyện phát triển tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Đại diện hai xã Vĩnh Thắng và Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao nhận bằng công nhận làng nghề của UBND tỉnh Kiên Giang.
UBND huyện Gò Quao tập trung, hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, vùng nguyên liệu, máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng; tăng khả năng cạnh tranh, gắn tiêu thụ với quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Huyện chú trọng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn nhàn rỗi, hỗ trợ các hộ dân làm nghề truyền thống tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu tiến đến xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Quá trình phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, huyện Gò Quao tích cực kêu gọi các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển các nghề, làng nghề truyền thống; quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường ở các làng nghề, hướng dẫn đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là cây lục bình, nhiều hộ dân trên địa bàn ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Thắng duy trì nghề đan lục bình từ nhiều năm qua. Ấp Vĩnh Thạnh có 94 hộ dân làm nghề đan lục bình. Các sản phẩm được tạo ra từ nghề gồm sọt rác, giỏ xách, giỏ đựng trái cây. Từ nghề đan lục bình giúp nhiều người dân, gia đình có việc làm thường xuyên, phát triển kinh tế, nhất là giúp hộ nghèo có thu nhập để trang trải cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Khiếu, ngụ ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao đan giỏ đựng trái cây từ cây lục bình.
Gia đình bà Nguyễn Thị Khiếu, ngụ ấp Vĩnh Thạnh có hơn 23 năm làm nghề đan lục bình. Từ việc đan lục bình giúp kinh tế gia đình bà phát triển. Bà Khiếu cho biết: “Giá đan mỗi sản phẩm bình quân từ 30.000-35.000 đồng tùy chủng loại, người đan giỏi có thể đan 3 sản phẩm trong ngày, thu nhập bình quân từ 1,5-1,8 triệu đồng/người/tháng. Nghề đan lục bình không chỉ dành cho phụ nữ mà đàn ông cũng tham gia, người lớn tuổi hay trẻ em đều làm được”.
Nhờ sự tỉ mỉ, khéo tay của người lao động, sản phẩm làm ra đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường. Đến nay, nghề đan lục bình được nhân rộng ra nhiều địa bàn lân cận của xã Vĩnh Thắng, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương.
Bài và ảnh: CẨM TÚ
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: