16/12/2022 10:07
Xung quanh sự kiện này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung (ảnh) cho biết: Trong bối cảnh hiện nay, nghề làm nước mắm Phú Quốc được công bố là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mang nhiều ý nghĩa:
Một là, sự kiện nhằm khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam bằng văn hóa do nghề thủ công truyền thống làm nước mắm Phú Quốc được hình thành hơn 200 năm trên vùng đất này. Đồng thời, khẳng định giá trị thương hiệu sản phẩm nước mắm Phú Quốc để phát triển đến các thị trường tiềm năng trên thế giới, tạo điều kiện cho nghề làm nước mắm Phú Quốc phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo đúng định hướng.
Hai là, sự kiện nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nói chung, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia, gìn giữ, phát triển di sản văn hóa dân tộc.
Ba là, sự kiện này góp phần thu hút đầu tư, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể gắn với phát triển thương hiệu và tăng cường quảng bá hình ảnh, đất nước, con người TP. Phú Quốc nói riêng, Kiên Giang nói chung đến du khách trong và ngoài nước.
Bốn là, sự kiện này là hoạt động tuyên truyền, quảng bá thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, đẩy mạnh truyền thông về giá trị di sản quốc gia nghề làm nước mắm Phú Quốc tạo cơ sở cho việc tiến đến xin lập hồ sơ đăng ký trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
- Phóng viên: Kiên Giang đề ra mục tiêu và tập trung vào những vấn đề gì để tiếp tục phát triển nghề làm nước mắm Phú Quốc trong thời gian tới, thưa đồng chí?
- Đồng chí Nguyễn Lưu Trung: Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, phát huy đồng bộ sự quan tâm, tham gia của cộng đồng gắn với sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, giảm nghèo, tạo ổn định về an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Phát triển nghề làm nước mắm Phú Quốc trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản xuất với bảo vệ môi trường và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Hai là, quy hoạch, bố trí khu vực sản xuất tập trung nhằm tạo điều kiện ổn định sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý môi trường. Đầu tư cơ sở vật chất, xử lý môi trường tại một số làng nghề có hoạt động gây suy giảm môi trường.
Ba là, bảo tồn nghề làm nước mắm Phú Quốc kết hợp với phát triển du lịch thông qua hoạt động tham quan tại làng nghề gắn kết làng nghề với di tích lịch sử, các lễ hội và các khu du lịch được quy hoạch và xây dựng trên đảo Phú Quốc.
Bốn là, tổ chức công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động người dân tham gia học nghề và phát triển nghề. Đào tạo, truyền nghề, phát triển nghề phù hợp với năng lực, khả năng của nhân dân, đảm bảo thu nhập và mang tính bền vững.
Năm là, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề; xây dựng nhãn mác, thương hiệu, tích cực tham gia các hội chợ làng nghề, quảng bá thương hiệu sản phẩm mới mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức các hội nghị liên doanh với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm không qua trung gian.
Sáu là, triển khai đồng bộ giải pháp cụ thể về hỗ trợ bảo tồn và phát triển người tham gia nghề làm nước mắm Phú Quốc; bảo vệ thương hiệu và chất lượng nước mắm Phú Quốc; quy hoạch khai thác bảo đảm nguồn nguyên liệu; hỗ trợ đầu tư kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn, bảo vệ giá trị nghề. Thực hiện công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình thực hành nghề tại các nhà thùng và xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của địa phương. Tuyên truyền, tập huấn phục vụ du lịch cho các nhà thùng, cơ sở kinh doanh tại Phú Quốc; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; các hoạt động hỗ trợ phục vụ du lịch tại làng nghề…
- Phóng viên: Cảm ơn đồng chí!
CÔNG NINH thực hiện
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: