16/01/2025 08:27
Quang cảnh hội nghị.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang đã kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang sớm xác định và công bố định mức chi phí thực tế trong việc sản xuất lúa gạo theo mô hình liên kết lúa gạo đạt tiêu chuẩn, theo Quyết định 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều này nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng dễ dàng tiếp cận và xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp và nông dân trong lĩnh vực này.
Đến ngày 31-12-2024, tổng dư nợ cho vay khách hàng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Kiên Giang đạt 135.438 tỷ đồng, tăng 5,83% so với năm 2023. Trong đó, tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh chiếm 79% tổng dư nợ và có mức tăng trưởng cao. Các chi nhánh ngân hàng đã giải ngân tổng cộng 3.088 tỷ đồng cho 1.981 lượt khách hàng vay vốn từ gói tín dụng ưu đãi 60.000 tỷ đồng dành cho các lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản.
Chủ tịch Hội nghề cá TP. Rạch Giá Trương Văn Ngữ kiến nghị ngành ngân hàng có sản phẩm tín dụng dành cho ngư dân.
Ông Trương Văn Ngữ - Chủ tịch Hội nghề cá TP. Rạch Giá kiến nghị ngành ngân hàng phát triển các sản phẩm tín dụng riêng biệt dành cho ngư dân, nhằm hỗ trợ phát triển nghề cá tại địa phương.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang Ngô Hồng Phước, cho biết các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sẵn sàng triển khai cho vay theo chương trình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 1490/QĐ-TTg. Tuy nhiên, đến nay chưa phát sinh dư nợ từ chương trình này.
Trong năm 2024, ngành ngân hàng Kiên Giang đã huy động hơn 42 tỷ đồng để hỗ trợ các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho người nghèo, trường học và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang Trần Văn Phước, đề nghị các tổ chức tín dụng tiếp tục bám sát mục tiêu và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời kết nối chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng. Ông cũng nhấn mạnh việc cải tiến thủ tục hồ sơ ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025.
Tin và ảnh: ĐẶNG LINH
(KGO) - Đến cuối năm 2024, xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao, trở thành xã thứ hai của huyện đạt chuẩn trong giai đoạn 2021-2025.
Tổng số lượt truy cập: