15/12/2022 17:09
Thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Kiên Giang kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm.
Sáng 15-12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2022.
Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 2, có tổng số 26 sản phẩm của 18 chủ thể thuộc 7 huyện, thành phố trong tỉnh Kiên Giang đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trong đó, huyện Vĩnh Thuận có 3 sản phẩm; Tân Hiệp 1 sản phẩm; Châu Thành 4 sản phẩm; TP. Phú Quốc 5 sản phẩm; Gò Quao 10 sản phẩm; TP. Hà Tiên 2 sản phẩm; Kiên Lương 1 sản phẩm.
Một số sản phẩm tiềm năng được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đánh giá cao, có khả năng đạt 4 sao như bạch tuộc đông lạnh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Mekong ấp Tân Điền, xã Giục Tượng (huyện Châu Thành); nước mắm cốt truyền thống Huỳnh Khoa 45 độ đạm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn kinh doanh nước mắm Huỳnh Khoa (TP. Phú Quốc); nước mắm Phú Quốc Quốc Vị 40 độ đạm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quốc Vị (TP. Phú Quốc).
Đồng chí Huỳnh Thanh Liêm - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang trao giấy chứng nhận OCOP cho các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP đợt 1 năm 2022.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Trần Công Danh, đợt đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP lần này Kiên Giang dự kiến có thêm 26 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 176 sản phẩm. Đa số các chủ thể đều có sự nghiên cứu cải tiến mẫu mã, bao bì chất lượng sản phẩm, các sản phẩm tận dụng được lợi thế tiềm năng của địa phương.
Qua tham gia chương trình OCOP, các chủ thể có sản phẩm đạt hạng sao sẽ có cơ hội quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ từ chương trình và các sở ngành, địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn.
Dịp này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang trao chứng nhận OCOP cho các chủ thể có sản phẩm OCOP đợt 1 và đợt đột xuất năm 2022.
Tin và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Sáng 19-11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sorimachi Việt Nam tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyển đổi số vào quản lý sản xuất, tài chính của hợp tác xã tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: