21/06/2021 10:06
Bác chỉ ra rằng: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Bác nói: “Bài báo là tờ hịch cách mạng”. Cho nên điều đầu tiên mà bất cứ người cầm bút nào trên mặt trận báo chí cách mạng phải hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng là gì? Như Bác từng nói: “Bắn thì phải có bia, phải có mục tiêu”. Nghĩa là ngòi bút phải gắn với đối tượng.
Người nêu rõ phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng. Người dạy phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng, chớ ham dùng chữ, những chữ mà không biết rõ thì chớ dùng, những chữ mà tiếng ta có thì phải dùng tiếng ta, bất đắc dĩ mới phải dùng chữ, làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình.
Bác căn dặn người làm báo rằng: “Người cách mạng gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn, chứ không chịu thua khó khăn. Có người chỉ muốn làm cái gì để lưu danh thiên cổ. Muốn viết bài cho oai, muốn đăng bài mình lên các báo lớn. Cái đó cũng không đúng. Những khuyết điểm đó đều do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra. Họ không thấy rằng làm việc gì có ích cho nhân dân, cho cách mạng đều là vẻ vang. Muốn tiến bộ, muốn hay thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện. Chớ tự ái tự cho mình là tuyệt rồi. Tự ái tức là tự phụ, mà tự phụ là kẻ địch dữ tợn, nó ngăn chặn con đường tiến bộ của chúng ta”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16-4-1959. Ảnh: Tư liệu
Không chỉ tạo điều kiện cho nhà báo làm việc, Bác còn trực tiếp biên tập. Trong tin tường thuật lễ khai mạc Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1959 của Nguyễn Mạnh Hào (Việt Nam Thông tấn xã) đưa lên Bác duyệt, có câu: “Các anh hùng, chiến sĩ thi đua trai gái, già trẻ”… Bác cầm bút đỏ, làm dấu ngoặt hoán vị “trai gái” thành “gái trai”. Bác nói: Để “trai gái”, trai trước gái sau là không tôn trọng phụ nữ, hơn nữa để “trai gái” người ta dễ nghĩ đến chuyện trai gái, không hay.
Xem Báo ảnh Việt Nam số 7-1965, thấy có bài “Càng leo cao càng ngã đau”. Bác góp ý ngay: “Báo chí viết phải thật chính xác. Ai leo cao? Ai ngã đau?”. Khi xem tranh áp phích đăng ở bìa 4, Báo ảnh Việt Nam số 4-1968 với nội dung “Hà Nội chào mừng Huế, Sài Gòn”, Bác phê bình: “Tranh vẽ như thế không đúng! Tại sao trong ba cô gái, cô gái Hà Nội lại to hơn và nổi bật hơn hai cô kia?”.
Đầu năm 1967, Bác gửi cho Báo ảnh Việt Nam hai bức ảnh, một bức o dân quân nhỏ giải phi công Mỹ cao lênh khênh đang cúi đầu; bức ảnh thứ hai chụp một cô y tá đang băng bó cho một tên giặc lái Mỹ bị thương. Hai bức ảnh này đăng ở Báo ảnh số 2-1967 gây nên sức truyền cảm mạnh mẽ.
Những di sản quý báu của Người, trong đó có tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh sáng mãi trong lòng những người cầm bút, sáng mãi trong sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.
Theo dangcongsan.vn
(KGO) - Học Bác từ những điều đơn giản, bình dị trong đời sống, những người trẻ trong đội vá xe miễn phí xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đã chung tay, góp sức, hỗ trợ, giúp đỡ hàng trăm trường hợp người dân lỡ đường khi tham gia giao thông trên tinh thần tự nguyện.
Tổng số lượt truy cập: