28/05/2024 09:13
Voọc bạc Đông Dương có thân hình thon nhỏ, toàn thân lông màu xám bạc.
Voọc bạc Đông Dương hay còn gọi là voọc bạc, voọc mào. Loài này có tên khoa học là Trachypithecus germaini caudalis, Dao. Tại nước ta, Voọc bạc Đông Dương được xác định bị đe dọa tuyệt chủng và có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới.
Những ngày này, khi mưa đầu mùa xuất hiện, voọc bạc Đông Dương ở núi Hòn Chông cũng “xuống núi” tìm nước uống và trèo ra các cành cây để tìm thức ăn. Do vậy, du khách về Hòn Chông dịp này, dễ dàng ngắm voọc bạc…
Voọc bạc Đông Dương di chuyển bằng cách leo trèo và nhảy từ ngọn cây này sang ngọn cây khác. Chúng có thể nhảy xa đến khoảng 5m.
Thức ăn của voọc bạc Đông Dương chủ yếu là chồi cây, trái cây, lá non và đôi khi có cả sâu bọ. Cấu trúc đàn của loài này gồm con đực dẫn đầu và khá đông con cái.
Voọc bạc sống theo bầy đàn từ 10 đến 15 con; hoạt động chủ yếu vào ban ngày và leo trèo rất giỏi.
Voọc con thường bám mẹ nhiều hơn. Lúc nhỏ, chúng có màu vàng cam và chuyển thành màu xám khi được 3-4 tháng tuổi.
Hiện các cơ quan chức năng của Kiên Giang đang rất nỗ lực để bảo tồn loài sinh vật quý hiếm này.
Có dịp đến Hòn Chông ngắm voọc bạc Đông Dương, du khách đừng quên thưởng thức hải sản tươi, ngon của địa phương.
Ngoài món ăn ngon, danh thắng Hòn Chông còn có nhiều cảnh đẹp.
HUỲNH VÕ - TRUNG HIẾU thực hiện
(KGO) - Sáng 16-11, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XVI năm 2024 bế mạc sau 4 ngày diễn ra các hoạt động sôi nổi trên địa bàn thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao.
Tổng số lượt truy cập: