07/03/2023 10:26
Hiện nay, nhiều người đang truyền nhau một phiên bản ứng dụng ChatGPT có thể chạy trên hệ điều hành Windows 10 và Windows 11.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, dù ứng dụng ChatGPT trên máy tính nghe có hấp dẫn tới mức nào thì bạn cũng không nên tin tưởng mà tải xuống, bởi trên thực tế, đây là một ứng dụng giả mạo.
ChatGPT đã lọt vào tầm ngắm của tội phạm mạng và chúng đang lợi dụng chatbot này để mở ra một chiến dịch lừa đảo quy mô lớn.
CHATGPT DESKTOP CLIENT THỰC CHẤT LÀ PHẦN MỀM ĐỘC HẠI
Tháng 2-2023, công ty an ninh mạng Kaspersky báo cáo rằng, họ đã phát hiện ra một chiến dịch lan tỏa phần mềm độc hại, sử dụng ChatGPT làm mồi nhử.
Tin tặc hứa hẹn cho nạn nhân tài khoản ChatGPT miễn phí cùng với 50 USD (khoảng hơn 1 triệu đồng) trong tài khoản này để chi tiêu cho phiên bản cao cấp, phải trả phí của chatbot. Ngoài ra, nạn nhân được ưu tiên dùng thử "phiên bản mới" dành cho máy tính của ChatGPT (ChatGPT Desktop Client).
Tuy nhiên, đây thực chất là một cái bẫy. Chiến dịch lừa đảo đã sử dụng các tài khoản mạo danh OpenAI hoặc ChatGPT rồi chia sẻ rộng rãi trên một số mạng xã hội, như Twitter và Telegram, quảng cáo quyền truy cập vào bản dùng thử mới của ChatGPT.
Khi người dùng nhấp vào liên kết đính kèm trong các bài đăng, họ sẽ được chuyển tới một trang web trông giống hệt giao diện ChatGPT chính thức, nhưng có thêm nút tải xuống phiên bản ChatGPT dành cho Windows.
Dưới đây là giao diện chính thức (bên trên) và giao diện giả của ChatGPT:
Khi người dùng nhấp vào nút tải xuống, họ sẽ không nhận được phiên bản dùng thử của ChatGPT Desktop Client mà thay vào đó là phần mềm độc hại Fobo Trojan, được thiết kế để đánh cắp thông tin đăng nhập trên Facebook, Twitter, tài khoản Google của người dùng, đặc biệt là các tài khoản doanh nghiệp.
Nếu tệp tin này được giải nén và chạy thì tùy thuộc vào phiên bản Windows mà người dùng sẽ nhận được (hoặc không nhận được) thông báo cho biết họ cài đặt không thành công vì một lý do nào đó.
Đến đây, quá trình dường như đã kết thúc, người dùng chỉ thấy họ không cài đặt được phiên bản mới của ChatGPT, nhưng thực chất phần mềm độc hại đã xâm nhập thành công vào máy chủ.
Theo báo cáo của Kaspersky, phần mềm độc hại giả danh ChatGPT Desktop Client đã được phát hiện khắp châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ.
KHÔNG CÓ ỨNG DỤNG CHATGPT DÀNH CHO MÁY TÍNH ĐỂ BÀN
Mặc dù ứng dụng ChatGPT dành cho máy tính để bàn nghe rất hấp dẫn nhưng thực chất, không có sản phẩm nào như vậy tồn tại ở thời điểm này. OpenAI cũng không đưa ra bất cứ tín hiệu nào cho thấy họ đang phát triển ứng dụng nào như vậy.
Hiện tại, cách duy nhất để truy cập ChatGPT là thông qua trình duyệt trên máy tính hoặc điện thoại thông minh của bạn.
Hiện không có ứng dụng ChatGPT dành cho máy tính để bàn.
3 CÁCH TRÁNH RƠI VÀO BẪY LỪA ĐẢO VỚI CHATGPT
Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đang vào giao diện web chính thức của ChatGPT, kiểm tra kỹ URL trước khi đăng ký, thêm thông tin đăng nhập…
Thứ hai, hãy kiểm tra kỹ tài khoản mạng xã hội xưng danh là OpenAI hoặc ChatGPT. Ví dụ, trên Twitter, OpenAI là tài khoản duy nhất bạn nên tin tưởng khi theo dõi các thông tin phát hành và ra mắt sản phẩm ChatGPT chính thức.
Đảm bảo phần mềm chống virus của bạn được cập nhật và cài đặt để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các phần mềm độc hại.
Một lần nữa, xin lưu ý rằng, hiện không có ứng dụng ChatGPT dành cho máy tính để bàn. ChatGPT chỉ khả dụng trên trình duyệt web. Nếu bạn thấy bất cứ bài đăng nào tuyên bố cung cấp tài khoản dùng thử cho phiên bản mới của ChatGPT, hãy cẩn thận để tránh rơi vào bẫy lừa đảo.
Theo thethaovanhoa.vn
(KGO) - Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ (CCI) đã quyết định phạt WhatsApp 25,4 triệu USD do vi phạm các quy định về cạnh tranh liên quan chính sách bảo mật gây tranh cãi của ứng dụng này vào năm 2021.
Tổng số lượt truy cập: