20/08/2022 17:24
Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 53/2022/NĐ-CP, các dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam, bao gồm: Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra (tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu); dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
Doanh nghiệp trong nước phải thực hiện việc lưu trữ dữ liệu theo quy định trên. Nghị định 53/2022/NĐ-CP cũng quy định việc lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp không chấp hành quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hình thức lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam do doanh nghiệp quyết định. Thời gian lưu trữ dữ liệu theo quy định tại Điều 26 nghị định này bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu. Thời gian lưu trữ tối thiểu 24 tháng.
Nghị định 53/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-2022.
MINH KHANG
(KGO) - Theo nhà phân tích Mandeep Singh của Bloomberg Intelligence, nếu việc rao bán diễn ra, Chrome sẽ có giá trị "ít nhất 15-20 tỷ USD, với hơn 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng".
Tổng số lượt truy cập: