09/02/2023 16:15
CEO Microsoft Satya Nadella.
Microsoft vừa công bố phiên bản mới của công cụ tìm kiếm Bing - vận hành bởi một phiên bản nâng cấp của cùng một công nghệ AI làm nền tảng cho chatbot ChatGPT. Bing ra mắt cùng với trình duyệt Edge mới, tích hợp trí tuệ nhân tạo, hứa hẹn mang lại trải nghiệm hoàn toàn mới cho việc duyệt web và tìm kiếm thông tin trực tuyến.
“Đây là một chương mới trong lĩnh vực tìm kiếm”, CEO Microsoft Satya Nadella cho biết tại sự kiện công bố sản phẩm. Ông khẳng định mô hình tìm kiếm trên web đã không thay đổi trong nhiều thập kỷ nhưng AI có thể cung cấp thông tin một cách trôi chảy và nhanh chóng hơn các phương pháp truyền thống.
“Cuộc đua bắt đầu từ hôm nay và chúng tôi sẽ tiến lên một cách nhanh chóng. Quan trọng nhất, chúng tôi sẽ thay đổi cách tìm kiếm với nhiều niềm vui hơn bởi vì đã đến lúc rồi”, ông Nadella nói.
Trong phần demo, Microsoft đã cho thấy cái họ gọi là “Bing mới” hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau. Một trong số này hiển thị kết quả tìm kiếm truyền thống song song với chú thích AI, trong khi một chế độ khác cho phép người dùng nói chuyện trực tiếp với chatbot Bing, đặt câu hỏi trong giao diện trò chuyện hệt như ChatGPT.
Chẳng hạn, Bing được yêu cầu “tạo lịch trình cho mỗi ngày trong chuyến đi 5 ngày tới Mexico City”. Câu hỏi được trả lời hoàn toàn bởi chatbot, mô tả hành trình sơ bộ cùng các liên kết đến các nguồn để biết thêm thông tin.
Không giống ChatGPT, Bing có thể truy xuất tin tức về các sự kiện gần đây. Chẳng hạn, nó có thể trả lời chính xách các câu hỏi về lần ra mắt của chính mình – trích dẫn câu chuyện được xuất bản từ các trang tin tức trong vài giờ vừa qua.
Microsoft cho biết tất cả tính năng này được cung cấp bởi phiên bản nâng cấp của GPT 3.5, mô hình ngôn ngữ AI của OpenAI hỗ trợ ChatGPT.
Microsoft gọi đây là “mô hình Promethus” và cho biết nó mạnh hơn GPT 3.5 và có khả năng trả lời các truy vấn tìm kiếm tốt hơn với thông tin cập nhật và các câu trả lời có chú thích.
Trình duyệt Bing mới hiện chưa cho người dùng truy cập đầy đủ các thông tin kể trên mà chỉ có thể trả lời một số các truy vấn được thiết lập từ trước, đồng nghĩa người dùng nhận được các kết quả giống nhau mỗi lần hỏi.
Ngoài Bing, trình duyệt Edge cũng được tăng cường AI với 2 tính năng mới gồm “trò chuyện” và “soạn thảo”. Chúng sẽ được nhúng trên thanh sidebar của trình duyệt.
“Trò chuyện” cho phép người dùng tóm tắt trang web hoặc tài liệu họ đang xem và đặt câu hỏi về nội dung của trang web đó trong khi “soạn thảo” hoạt động như một trợ lý viết, giúp tạo văn bản – từ email đến các bài đăng trên mạng xã hội, dựa trên một vài gợi ý ban đầu.
Bing mới được ra mắt trong bối cảnh chatbot ChatGPT đang làm mưa làm gió trên toàn cầu. Kể từ khi ChatGPT ra mắt trên web vào tháng 11 năm ngoái, sự quan tâm đến việc tạo văn bản AI đã bùng nổ. Microsoft đang làm việc chặt chẽ với OpenAI để tận dụng sự phấn khích này.
Trong khi đó, Google được cho đang gặp thách thức nghiêm trọng sau màn chào sân đầy ấn tượng của ChatGPT. Điều này được cho đã gửi cảnh báo đỏ đến gã khổng lồ tìm kiếm với tư cách là một trong những mối đe dọa lớn nhất đến động lực thúc đẩy doanh thu của công ty.
Trong một nỗ lực để khẳng định tên tuổi của mình, Google đã tiết lộ chatbot có tên Bard hôm 7-2. CEO Sundar Pichai mô tả phần mềm này như một “dịch vụ đàm thoại AI dưới dạng thử nghiệm” nhưng nhấn mạnh nó vẫn đang được thử nghiệm bởi một nhóm nhỏ người dùng và chỉ ra mắt rộng rãi hơn trong vài tuần tới.
Câu hỏi lớn hơn cho cả Microsoft và Google là: liệu chatbot AI có phải sự thay thế cho tìm kiếm hay không? Làm thế nào để công nghệ này phù hợp với các phương pháp tìm kiếm thông tin trực tuyến hiện có và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng mắc lỗi, chẳng hạn trình bày thông tin sai sự thật.
T.T (Theo Nhịp sống thị trường)
(KGO) - Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ (CCI) đã quyết định phạt WhatsApp 25,4 triệu USD do vi phạm các quy định về cạnh tranh liên quan chính sách bảo mật gây tranh cãi của ứng dụng này vào năm 2021.
Tổng số lượt truy cập: