23/02/2022 11:01
“Gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Tencent hôm 18-2 cho biết họ hoàn toàn không đồng ý với quyết định của Chính phủ Mỹ về việc bổ sung ứng dụng WeChat của tập đoàn vào danh sách các nền tảng "tai tiếng” về buôn bán hàng giả.
Phát ngôn trên được đưa ra sau khi WeChat và trang thương mại điện tử AliExpress nằm trong danh sách do Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố hôm 17-2.
USTR cho hay đây là các nền tảng thương mại mà Chính phủ Mỹ cho rằng "tham gia, tạo điều kiện, nhắm mắt làm ngơ hoặc hưởng lợi đáng kể từ hành vi vi phạm bản quyền hoặc hàng giả".
Danh sách các thị trường “tai tiếng” năm 2021 đã nêu tên 42 nền tảng thương mại trực tuyến và 35 thị trường thực tế trên toàn cầu, bao gồm các nền tảng khác như Baidu Wangpan, DHGate, Pinduoduo, và Taobao của Trung Quốc. Ngoài ra, USTR cho biết Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung cấp hàng giả số một trên thế giới.
WeChat, một nền tảng phổ biến ở Trung Quốc hiện có hơn 1,2 tỷ người dùng thường xuyên trên khắp thế giới vào năm 2021. USTR cho biết WeChat được xem là một trong những nền tảng lớn nhất về hàng giả ở Trung Quốc, khi nền tảng này có nhiều điểm yếu trong việc kiểm tra người bán và có án phạt khá nhẹ đối với người vi phạm.
Về phần AliExpress, cơ quan trên nói rằng đã có một "sự gia tăng đáng kể" số lượng hàng giả được bán trên nền tảng này.
Trong thông báo mới đưa ra, Tencent bày tỏ hoàn toàn không đồng tình với quyết định của USTR, đồng thời cho biết thêm họ có tích cực theo dõi, ngăn chặn và đưa ra hành động khi phát hiện vi phạm trên các nền tảng của mình. Công ty cũng khẳng định đã đầu tư nguồn lực đáng kể vào việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
“Đại gia” thương mại điện tử Alibaba, chủ sở hữu AliExpress cho biết họ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chính phủ để giải quyết những lo ngại xung quanh việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên các nền tảng của mình.
Việc đưa vào danh sách là một đòn giáng mạnh vào danh tiếng của các công ty, nhưng họ không phải chịu án phạt trực tiếp.
Trước đó trong một báo cáo riêng biệt công bố hôm 16-2, USTR cho biết rằng Chính phủ Mỹ cần theo đuổi các chiến lược mới và cập nhật các công cụ thương mại nội địa để đối phó với các chính sách và hành động phi thị trường của Trung Quốc.
Nguồn: VietnamPlus
(KGO) - Theo một số nguồn tin, OpenAI đã đàm phán về sản phẩm tìm kiếm với các nhà phát triển trang web và ứng dụng như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline.
Tổng số lượt truy cập: