10/04/2023 10:59
Năm 2023 được kỳ vọng là thời điểm thị trường Blockchain thanh lọc và tìm kiếm các hướng phát triển mới. Với việc ngày càng trở nên phổ biến, công nghệ Blockchain đang thực sự gần gũi hơn bao giờ hết với người dùng.
ĐÂU LÀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN?
Ông Hoàng Văn Huây, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ cho rằng: “Blockchain là một công nghệ đóng vai trò như một sổ cái điện tử phi tập trung, giúp lưu trữ thông tin một cách minh bạch giữa các bên, không thể giả mạo và là công cụ hiệu quả cho việc phát triển nền kinh tế số”.
Ông Hoàng Văn Huây - Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ.
Ông Đỗ Ngọc Minh, Viện CNTT Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, công nghệ Blockchain hiện đã được ứng dụng bởi Visa để phát triển kinh tế số từ năm 2019.
Chuỗi siêu thị Carrefour Massy của Pháp còn sử dụng Blockchain trong việc theo dõi chuỗi cung ứng. Theo đó, các sản phẩm như trứng gà nuôi trong trang trại và cá hồi Na Uy... sẽ được gắn mã QR để người dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
Tương tự, Walmart - chuỗi bán lẻ hàng đầu nước Mỹ cũng đã ứng dụng công nghệ này để theo dõi gần 500 mặt hàng gồm hải sản, thịt và cà phê.
Chuỗi siêu thị Carrefour Massy của Pháp đang sử dụng nền tảng Blockchain do IBM phát triển vào việc truy xuất nguồn gốc nông sản.
Từ góc nhìn trong ngành tài chính, ông Nguyễn Quang Thông, Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số, Ngân hàng Nam Á cho hay, sự xuất hiện của hợp đồng thông minh và hệ thống tích điểm (loyalty point) ứng dụng Blockchain cũng sẽ làm thay đổi đáng kể việc chăm sóc khách hàng của các ngân hàng.
BLOCKCHAIN ĐƯỢC ỨNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Vài năm trở lại đây, không khó để thấy những ứng dụng của công nghệ Blockchain tại Việt Nam.
Điểm khác biệt của việc ứng dụng Blockchain vào lĩnh vực bất động sản là một căn nhà, mảnh đất giờ đây có thể chia nhỏ ra làm nhiều lần nhờ công nghệ. Người đầu tư có thể sở hữu một phần của các bất động sản với chỉ 100 USD hay thậm chí bằng giá một bát phở.
Không chỉ người mua được đầu tư bất động sản với số tiền rất nhỏ, công nghệ Blockchain còn giúp người sở hữu nhà thanh khoản nhanh hơn do được chia nhỏ và bán thành nhiều phần.
Công nghệ Blockchain được startup Genetica của Việt Nam ứng dụng trong việc lưu trữ, truy xuất kết quả giải mã gene.
Tại cuộc thi Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế - Miss Charm 2022 do Việt Nam là nước chủ nhà, ban tổ chức cũng đã ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) vào quá trình bình chọn các thí sinh nhằm đảm bảo tính chính xác của các lá phiếu.
Chuyên gia Phan Đức Nhật, CEO BHO Network cho rằng, công nghệ Blockchain ngày càng gần với người dùng Việt Nam hơn. Việc Genetica cung cấp dịch vụ GeneNFT, giúp người Việt sở hữu kết quả giải mã gene của mình dưới dạng một tài sản số. Một startup khác là Jupviec đã dùng Blockchain để người dùng giám sát danh tính và lịch sử làm việc trước khi thuê người.
“Chúng tôi cũng đang phát triển hệ sinh thái Blockchain nhằm kết nối giữa 2 thế giới thực và ảo. Sản phẩm thực tế gần đây nhất của BHO là giúp startup LSTrade gây quỹ cộng đồng bằng công nghệ dựa trên nền tảng của mình”, ông Phan Đức Nhật nói.
Ngày càng nhiều các công ty Việt mang công nghệ Blockhain đến gần hơn với người dùng cuối.
Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam từng chia sẻ, phần lớn chúng ta hiện chỉ nhìn thấy một phần rất nhỏ về thị trường ứng dụng Blockchain, vô tình bỏ qua bức tranh tổng thể về công nghệ này đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực.
Tiềm năng phát triển của hệ sinh thái Blockchain là rất lớn. Việc phát triển công nghệ Blockchain ở Việt Nam còn gặp nhiều thách thức do thiếu nhân lực trình độ cao, mức độ am hiểu của người dân với công nghệ Blockchain còn hạn chế. Việt Nam cũng chưa có bất kỳ một hành lang pháp lý cụ thể nào cho lĩnh vực này.
Theo VietnamNet
(KGO) - Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ (CCI) đã quyết định phạt WhatsApp 25,4 triệu USD do vi phạm các quy định về cạnh tranh liên quan chính sách bảo mật gây tranh cãi của ứng dụng này vào năm 2021.
Tổng số lượt truy cập: