05/08/2022 09:03
Tổ công nghệ số cộng đồng có nhiệm vụ thực hiện theo sự hướng dẫn, điều phối chung của Sở Thông tin và Truyền thông, huy động, phát huy tối đa sự vào cuộc tham gia của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng thương mại tại địa bàn trong việc hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến người dân. Tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, đề án, kế hoạch của tỉnh về chuyển đổi số đến các gia đình, người dân trong ấp, khu phố. Tổ hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt kỹ năng cơ bản để sử dụng thành thạo nền tảng, ứng dụng số cơ bản để tương tác với chính quyền, tham gia phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, trở thành công dân số. Hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương.
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện giao chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định về thành lập tổ công nghệ số cộng đồng đảm bảo cơ cấu, số lượng. Cụ thể, mỗi ấp, khu phố xây dựng ít nhất 1 tổ công nghệ số cộng đồng; số lượng thành viên mỗi tổ tối đa không quá 10 người, trong đó có trưởng khu phố, ấp là tổ trưởng tổ công nghệ số, tổ phó là 1 đoàn viên, thanh niên thuộc ấp, khu phố, còn lại là tổ trưởng tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn và thành viên khác gồm nhân viên, cộng tác viên của doanh nghiệp bưu chính - viễn thông, ngân hàng thương mại trên địa bàn. Trường hợp ấp, khu phố có số lượng lớn, chủ động tăng quy mô thành viên là đoàn viên, thanh niên tham gia tổ công nghệ số cộng đồng. Đối với doanh nghiệp có trên 300 công nhân, nhiều công nhân từ các địa phương khác đang làm việc tại doanh nghiệp, chủ động thành lập tổ công nghệ số tại doanh nghiệp với thành phần tham gia phù hợp cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Việc thành lập tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh nhằm đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình, người dân; tạo lập hành vi, thói quen cho người dân thực hiện trên môi trường số, qua đó trở thành tác nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mãnh mẽ hơn.
THƯ CÁC
(KGO) - Cổng 3D nông nghiệp được kỳ vọng sẽ là bước tiến lớn trong việc chuyển đổi số trong nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả nông dân và doanh nghiệp, đồng thời tăng cường kết nối và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Tổng số lượt truy cập: