11/07/2023 17:33
Với mức độ 3, việc thanh toán lệ phí và nhận kết quả được thực hiện tại cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ. Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, người sử dụng có thể thanh toán lệ phí trực tuyến, sử dụng hình thức thanh toán điện tử. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. “Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp người dân giải quyết thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi, không phải đi lại nhiều lần, không phải mất nhiều thời gian chờ”, chị Nguyễn Thị Nguyệt, ngụ TP. Rạch Giá chia sẻ.
Thời gian qua, việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 là khâu quan trọng, trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của tổ chức, cá nhân; tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức.
Huyện đoàn Tân Hiệp (Kiên Giang) ra quân hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Việc gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến giúp tổ chức, cá nhân giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Nếu trước đây muốn đăng ký thủ tục hành chính phải đến cơ quan nhà nước nhận phiếu theo thứ tự, chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ thì nay mọi việc liên quan đến thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhà hay cơ quan, đơn vị; đồng thời có thể theo dõi, giám sát tình trạng giải quyết hồ sơ. Vì vậy, khi tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tổ chức, cá nhân tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí đi lại, chi phí văn phòng...
Đến nay, toàn tỉnh Kiên Giang cung cấp trên 1.900 dịch vụ công trực tuyến (cung cấp 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện lên toàn trình); kết nối thanh toán trực tuyến với các ngân hàng lớn như VietinBank, Agribank, SHB, BIDV, Vietcombank, VPBank và hệ thống thanh toán trực tuyến, ví điện tử VNPT Pay, MoMo, Viettel Pay...
Hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh Kiên Giang và trang thông tin điện tử các sở, ngành, địa phương thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhanh, hiệu quả...
Đoàn viên, thanh niên huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng định danh điện tử (VNEID).
Để đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân, các cấp, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Xác định tuổi trẻ cần tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ trong thực hiện chuyển đổi số, Huyện đoàn Tân Hiệp tổ chức ra quân hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giảm thời gian, chi phí đi lại cho người dân, doanh nghiệp.
Theo đồng chí Cao Hữu Phước - Bí thư Huyện đoàn Tân Hiệp (Kiên Giang), Huyện đoàn tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tiện ích của dịch vụ công trực tuyến; ra quân hướng dẫn đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công tỉnh, cài đặt ứng dụng VNeID của Bộ Công an và kích hoạt tài khoản định danh điện tử; đồng thời hướng dẫn cách sử dụng tài khoản dịch vụ công để thực hiện thủ tục hành chính...
Bài và ảnh: THỦY TIÊN
(KGO) - Mô hình chợ không tiền mặt, tuyến phố không tiền mặt trên địa bàn TP. Rạch Giá (Kiên Giang) thu hút 13 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia.
Tổng số lượt truy cập: