06/09/2023 14:22
Theo đó, đối với trường hợp với người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì khi lập hóa đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng loại hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp người nộp thuế nộp thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trên doanh thu thì khi lập hóa đơn bán hàng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15”. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm.
Người nộp thuế nộp hồ sơ thuế tại bộ phận một cửa Chi cục Thuế TP. Rạch Giá (Kiên Giang).
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất, hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định số 44/2023/NĐ-CP thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có)...
Việc áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trước, trong và sau khi Nghị định số 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, người nộp thuế có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP như Văn bản số 2688/BTC-TCT, ngày 23-3-2022 của Bộ Tài chính về việc thuế giá trị gia tăng tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, Văn bản số 2121/TCT-CS, ngày 29-5-2023 của Tổng cục Thuế về việc lập hóa đơn thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP… và căn cứ tình hình thực tế phát sinh để áp dụng.
Để chính sách giảm thuế này đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân được thụ hưởng chính sách giảm thuế và mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế, cần sự nỗ lực của các cơ quan có liên quan tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, thực hiện các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế theo quy định để giữ bình ổn giá cả thị trường.
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tại các cửa hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi xuất hóa đơn phải giảm thuế trực tiếp trên hóa đơn, tránh tình trạng mập mờ khiến người tiêu dùng không biết giá sản phẩm đã được giảm thuế giá trị gia tăng hay chưa. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải chấp hành việc giảm giá sản phẩm tương ứng với mức giảm thuế giá trị gia tăng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, người nộp thuế cũng như người dân có thể liên hệ với bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cơ quan thuế các cấp hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp quản lý để được hướng dẫn. Ngoài ra, người nộp thuế có thể truy cập website của Cục Thuế Kiên Giang để tìm hiểu và cập nhật các thông tin hỗ trợ.
Bài và ảnh: VĂN ANH
(KGO) - Hàm Ninh, TP. Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những xã đã và đang đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giảm chi phí, tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
Tổng số lượt truy cập: