17/11/2023 09:33
Hình ảnh Đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc trên biển. Ảnh: TRƯƠNG THÙY TRANG
Tham gia khóa học, các học viên được giảng viên Trường Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh cùng cán bộ có kinh nghiệm của Ban Kỹ thuật, Tổng Công ty Điện lực miền Nam truyền đạt, gồm những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực truyền tải điện và đường dây truyền tải điện; bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn điện và phổ biến các quy định pháp luật, và quy chế quản lý nội bộ liên quan của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ngoài ra, các học viên còn được bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24-11-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy; Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18-7-2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy; Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 5-3-2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18-7-2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy.
Công nhân thi công móng trụ Công trình Đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc phía bờ Phú Quốc năm 2021. Ảnh: HUỲNH LÀI
Kết thúc khóa đào tạo, các học viên tham gia làm bài kiểm tra sát hạch đều đạt và được cấp chứng chỉ đào tạo.
Công trình đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc được Tổng Công ty Điện lực miền Nam đóng điện vận hành cấp điện áp 110kV giai đoạn 1 vào ngày 14-10-2022. Đây là công trình đường dây vượt biển trên không cấp điện áp 220kV dài nhất khu vực Đông Nam Á được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam. Toàn bộ hệ thống trụ điện đều được sản xuất gia công tại Việt Nam bằng thép cường độ cao, mạ kẽm nhúng nóng, với lớp sơn bên ngoài chịu được tác động muối biển. Công trình do đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, quản lý, xây dựng, thi công. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 2.221 tỷ đồng, quy mô gồm 2 mạch có tổng chiều dài 80,4km và 169 vị trí cột.
HUỲNH LÀI
(KGO) - Những năm qua, ngành thủy sản Kiên Giang có mức tăng trưởng khá, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, để ngành phát triển bền vững, tỉnh cần có những giải pháp tối ưu nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, gắn với công tác bảo tồn, khôi phục nguồn lợi thủy sản trong tương lai.
Tổng số lượt truy cập: