06/11/2023 18:17
Đồng chí Đỗ Thanh Bình (bìa trái) thăm hỏi gia đình chính sách ở huyện U Minh Thượng. Ảnh: THỦY TIÊN
- Cộng tác viên: Xin đồng chí cho biết kết quả nổi bật của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI.
- Đồng chí Đỗ Thanh Bình: Gần ba năm qua, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động của đại dịch COVID-19, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương; cùng với quyết tâm, chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang tiếp tục ổn định và phát triển.
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 5,29%/năm; quy mô kinh tế vươn lên đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông Cửu Long (năm 2020 đạt 98.880 tỷ đồng, ước đến cuối năm 2023 đạt 129.637 tỷ đồng). Thu nhập bình quân đầu người từ 2.473 USD năm 2020, ước đến cuối năm 2023 tăng lên 3.106 USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; nông nghiệp trở thành “trụ đỡ” của nền kinh tế trong tình hình nhiều khó khăn, biến động. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 1,2%. Sản lượng lương thực bình quân đạt 4,4 triệu tấn/năm. Đã hình thành một số vùng nuôi tôm quảng canh, tôm - lúa - cua, nuôi cá ven các đảo, các loài nhuyễn thể..., mang lại hiệu quả.
Đến nay, Kiên Giang có 108 trong số 116 xã, 5 trong số 15 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 100% số xã trong đất liền có đường giao thông được nhựa hóa; đường liên ấp, liên xã được trải nhựa. Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn cải thiện, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Đến cuối tháng 6-2023, toàn tỉnh thu hút 805 dự án với tổng vốn đăng ký 390.360 tỷ đồng.
Cáp treo vượt biển ở phường An Thới (TP. Phú Quốc). Ảnh: LÊ VINH
Điểm sáng nữa trong phát triển kinh tế của tỉnh là sự phục hồi, phát triển trở lại của ngành du lịch, dịch vụ sau đại dịch COVID-19. Từ năm 2021 đến cuối năm 2023 thu hút hơn 15,2 triệu lượt du khách, tăng bình quân 16,97%/năm, trong đó du khách quốc tế gần 534.600 lượt; tổng doanh thu từ du lịch đạt gần 24 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 18,23%/năm.
Với TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã tập trung huy động khá tốt các nguồn lực, vận dụng các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư... Đến nay, địa phương này thu hút 312 dự án đầu tư, vốn đăng ký 383.789 tỷ đồng. Nhiều công trình, dự án lớn có tính đột phá ở Phú Quốc hoàn thành và đưa vào hoạt động, phát huy hiệu quả, từ đó địa phương đóng góp hơn 43% tổng thu ngân sách cho tỉnh… |
Các hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh. Tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội từ năm 2021 ước đến cuối năm 2023 là 121.445 tỷ đồng.
Các hoạt động văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều chuyển biến. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng. Tỉnh Kiên Giang đã tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tiếp tục được nâng lên.
- Cộng tác viên: Đồng chí chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong thời gian qua?
- Đồng chí Đỗ Thanh Bình: Từ quá trình lãnh đạo và thực hiện, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy rút ra một số kinh nghiệm bước đầu. Đó là trong lãnh đạo, chỉ đạo cần bám sát nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; điều hành quyết liệt và tập trung thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện với quyết tâm, nỗ lực đạt mức cao nhất các chỉ tiêu nghị quyết đề ra.
Công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy, điều hành của ubnd tỉnh thích ứng linh hoạt với diễn biến của tình hình, nhất là tác động bất lợi của dịch bệnh, thiên tai. Từ đó huy động và khơi dậy nội lực của địa phương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ của doanh nghiệp và nhân dân trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tốt an sinh xã hội.
Nông dân xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thu hoạch lúa vụ đông xuân 2022-2023. Ảnh: THÙY TRANG
- Cộng tác viên: Để góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và hiện thực hóa các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra, Đảng bộ tỉnh đề ra và triển khai những giải pháp đột phá nào, thưa đồng chí?
- Đồng chí Đỗ Thanh Bình: Để đạt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7,24% trở lên, hai năm còn lại 2024-2025, Kiên Giang đề ra mục tiêu bình quân mỗi năm phải tăng trưởng từ 10,24% trở lên.
Kiên Giang tập trung thúc đẩy phát triển mạnh khu vực thương mại - dịch vụ, gia tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản để bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Cùng với đó là tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khu vực công nghiệp - xây dựng để phát triển nhanh hơn; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao kim ngạch xuất khẩu...
Kiên Giang khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; chuyển đổi nuôi trồng hải sản theo phương thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường biển. Đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển, kết nối với các tour, tuyến du lịch trong nước và quốc tế. Thúc đẩy đầu tư khai thác điện gió, điện khí, điện mặt trời, năng lượng tái tạo khác và phát triển kinh tế hàng hải.
Tỉnh sẽ lãnh đạo thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, du lịch, phấn đấu đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 12,45%. Tập trung cơ cấu lại ngành du lịch phù hợp với bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch của quốc gia. Phấn đấu là tỉnh trong nhóm có ngành du lịch phát triển hàng đầu cả nước...
- Cộng tác viên: Cảm ơn đồng chí!
LÊ VINH thực hiện
(KGO) - Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, sáng 21-11, Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23-11.
Tổng số lượt truy cập: