18/09/2024 17:44
Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản có 12 chương, 116 điều; quy định việc điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; hoạt động khoáng sản; thu hồi khoáng sản; chế biến khoáng sản; tài chính về địa chất, khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quang cảnh cuộc họp.
Tại cuộc họp, đại biểu phát biểu cơ bản thống nhất với bố cục, nội dung dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, đánh giá dự thảo luật đã khắc phục được các bất cập, thiếu sót và bổ sung các nội dung mới so với Luật Khoáng sản năm 2010.
Khoản 2, Điều 6 quy định Chính phủ quy định danh mục khoáng sản theo nhóm, quy định việc phân nhóm đối với khoáng sản có nhiều mục đích sử dụng, đại biểu kiến nghị nội dung này nên nghiên cứu quy định cụ thể tại Điều 6 dự thảo luật để thuận tiện, đảm bảo cơ sở pháp lý khi triển khai khi luật ban hành; bởi vì danh mục khoáng sản theo 4 nhóm là căn cứ để xác định thẩm quyền lập quy hoạch, thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác…, nếu trường hợp nghị định ban hành chậm sẽ gây khó khăn, tạo "khoảng trống" pháp lý khi triển khai thi hành luật.
Đối với Điều 12 dự thảo luật về quy hoạch khoáng sản, phương án quản lý về địa chất và khoáng sản, đại biểu thống nhất phương án 1 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch khoáng sản đối với khoáng sản nhóm I, khoáng sản nhóm II. Lý do chọn phương án 1 nhằm thực hiện thống nhất chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản, thực hiện đồng bộ các khâu quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác, thanh tra, kiểm tra... hoạt động khoáng sản.
Đối với Điều 15 dự thảo luật về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, đại biểu thống nhất chọn phương án 2 của dự thảo luật. Đại biểu lý giải do tính chất đặc thù trong lĩnh vực khoáng sản, một số thông tin trong quy hoạch phải được cập nhật kịp thời nhưng không ảnh hưởng đến quy mô, tính chất quy hoạch như cập nhật, bổ sung, hiệu đính thông tin, dữ liệu về tên gọi khu vực khoáng sản, tên loại khoáng sản, tài nguyên, trữ lượng, công suất khai thác trong quá trình thực hiện các đề án thăm dò khoáng sản, dự án khai thác khoáng sản thuộc quy hoạch...
Đại biểu đề nghị Điều 68 dự thảo luật về thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản, cần bổ sung trường hợp bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản khi tổ chức, cá nhân vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2, Điều 61 nhưng không chấp hành, không khắc phục hậu quả hành vi vi phạm theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Tin và ảnh: TRÚC LINH
(KGO) - Sáng 14-11, tại Kỳ họp thứ hai mươi tám (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Kiên Giang đã xem xét và thông qua 13 dự thảo nghị quyết. Đây là những nghị quyết quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Tổng số lượt truy cập: