26/07/2023 17:54
Để nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông chính trị thời gian tới cần chú ý thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16-9-2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; Quyết định số 874/QĐ-BTTTT, ngày 17-6-2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 12-5-2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông; Chỉ thị số 7/CT-TTg, ngày 21-3-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách...
Đặc biệt là Quyết định số 407/QĐ-TTg, ngày 30-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”. Chú trọng tăng cường các nội dung tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; truyền thông bảo vệ Đảng, nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế...
Bên cạnh đó, truyền thông chính trị cần được coi là cơ sở để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần vào thành công chung trong nhiệm vụ nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Cán bộ, chiến sĩ Đại đội hỗn hợp 7, Tiểu đoàn 519 (Trung đoàn 893) nghiên cứu tài liệu, sách, báo của Đảng, quân đội… góp phần nâng cao nhận thức lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Ảnh: THU OANH
Thứ hai, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động truyền thông chính trị; thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, chất lượng hoạt động tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên các ấn phẩm báo chí, truyền thông và không gian mạng.
Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhận thức lý luận chính trị cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tập viên báo chí, truyền thông. Nâng cao vai trò của các cơ quan báo chí chủ lực như Báo Nhân Dân, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ… trong truyền thông chính trị, truyền thông chính sách.
Thứ ba, tăng cường rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như nghiên cứu các giải pháp quản lý truyền thông nói chung, truyền thông chính trị nói riêng, bảo đảm phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới; nâng cao chất lượng, quản lý chặt chẽ hoạt động và hiệu quả của nhà quản lý, nhà cung cấp dịch vụ và người dùng internet, mạng xã hội; phân định rõ chức năng, đối tượng, vai trò của báo chí điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử...
Xây dựng các thiết chế rà soát, xử lý thông tin sai lệch, bao gồm bảo đảm tính minh bạch thông tin; ban hành quy định pháp lý chặt chẽ, nghiêm minh về việc xử lý những đối tượng sản xuất, phát tán tin giả, tin không chính xác, gây thiệt hại cho cộng đồng.
Thứ tư, báo chí, truyền thông cần coi trọng, kiên trì thế giới quan, phương pháp luận khoa học và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; truyền bá, phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời, nghiên cứu, kế thừa tinh hoa giá trị và các thành tựu mới của nhân loại. Xây dựng chiến lược, nội dung truyền thông chính trị toàn diện, thường xuyên và lâu dài, sử dụng nhiều loại hình báo chí, truyền thông khác nhau, cách thức thể hiện nội dung hấp dẫn, thuyết phục.
Các cơ quan báo chí lớn dựa trên tiềm lực về công nghệ và mạng lưới phóng viên, cộng tác viên chủ động tham gia xây dựng các dự án kiểm chứng thông tin, góp phần phục vụ hiệu quả công tác truyền thông chính trị; nâng cao trách nhiệm, nhận thức trong phát hiện tin giả, tin xấu, độc, tin chống phá Đảng và Nhà nước, từ đó giúp người dân hiểu rõ tác hại của tin giả và có ý thức tránh phát tán, chia sẻ những nội dung sai lệch.
Thứ năm, các cơ quan báo chí, truyền thông phát huy vai trò dẫn dắt thông tin chính thống, định hướng dư luận xã hội tích cực, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết xã hội, gia tăng sức “đề kháng” trước các quan điểm sai trái, thù địch trong các tầng lớp nhân dân, cộng đồng mạng; đồng thời, thông điệp truyền thông đưa ra cần định hướng người dân vào những suy nghĩ, cách nhìn tích cực, ngôn ngữ sử dụng nên rõ ràng, tránh bị suy diễn.
Tích cực đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền hấp dẫn, nhanh chóng, chính xác; cập nhật, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ kỹ thuật, phương tiện đấu tranh hiện đại, nhất là các tiện ích mới nhằm thu hút công chúng tham gia chia sẻ; chú trọng xây dựng hệ thống thiết chế, phương tiện, kỹ thuật đủ mạnh, đủ khả năng tham gia và cạnh tranh với các tập đoàn truyền thông trên thế giới.
Theo Tapchicongsan.org.vn
(KGO) - Tại hội nghị sơ kết công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, Ban Chỉ đạo 35 Huyện ủy Châu Thành (Kiên Giang) cho biết 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng Ban Chỉ đạo 35 Huyện ủy Châu Thành phát động 10 đợt có trên 200 lượt đấu tranh, tấn công các tài khoản Facebook phản động, tiêu cực.
Tổng số lượt truy cập: