03/10/2024 16:03
Mưu sinh trong khu vực đầm Đông Hồ.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đầm Đông Hồ phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng, đó là tình trạng bao chiếm đất trái phép của một số hộ dân để nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân.
THỰC TRẠNG BÁO ĐỘNG
Đầm Đông Hồ có diện tích khá rộng lớn và nằm trong một khu vực tiềm năng về kinh tế. Do đó, nhiều hộ dân đã lợi dụng tình trạng quản lý lỏng lẻo và thiếu kiểm soát của chính quyền cơ sở và địa phương để bao chiếm đất đai. Các hộ này thường tự ý mở rộng diện tích đất nuôi trồng thủy sản, xây dựng các công trình trái phép trên diện tích thuộc sở hữu của Nhà nước. Hành vi này không chỉ xâm phạm tài sản công mà còn phá hủy môi trường sinh thái tự nhiên, làm giảm giá trị của đầm Đông Hồ.
Thời gian qua, chính quyền cơ sở và các ngành chức năng của địa phương thực hiện nhiều cuộc kiểm tra thực địa và phát hiện rất nhiều trường hợp bao chiếm đất trái phép. Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với nhiều trường hợp vi phạm và vẫn đang tiếp tục hoàn tất quy trình xử phạt đối với các trường hợp khác. Việc xử lý này là cần thiết, không chỉ là hình thức cảnh báo mà còn nhằm củng cố hồ sơ, chứng cứ để tiếp tục có những hình thức xử lý nghiêm khắc hơn để răn đe và trừng phạt đối với những hành vi ngoan cố xâm phạm tài nguyên thiên nhiên nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Hành vi bao chiếm đất để nuôi trồng thủy sản hay xây dựng những công trình trái với quy hoạch sử dụng đất là xâm phạm nghiêm trọng đến tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, đầm Đông Hồ là một quần thể có hệ sinh thái quan trọng, đóng vai trò duy trì đa dạng sinh học và cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. Việc xây dựng các ao nuôi, công trình trái phép đã phá hủy môi trường tự nhiên, làm suy giảm nguồn nước và gây ô nhiễm môi trường. Hệ quả là làm suy thoái môi trường đầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các loài sinh vật và làm mất đi các giá trị sinh thái vốn có của khu vực. Chưa kể việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong hoạt động nuôi trồng thủy sản còn gây ra nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, làm tổn hại đến sinh thái đầm và đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh...
CẦN SỰ CHUNG TAY
Xin nhắc lại, người dân cần hiểu rõ rằng hành vi bao chiếm đất công là trái pháp luật và phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh từ pháp luật. Các hộ dân đã vi phạm cần phải có ý thức tự giác khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng ban đầu cho đầm Đông Hồ. Chỉ có như vậy, Nhà nước mới có thể thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch và phát triển bền vững khu vực này nhằm mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội.
Việc tuyên truyền, giáo dục và vận động người dân tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết. Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền, tổ chức các buổi họp dân, phổ biến luật pháp về đất đai và bảo vệ môi trường. Đồng thời, các biện pháp kiểm tra, giám sát cũng cần được tăng cường để ngăn chặn kịp thời những hành vi sai phạm mới phát sinh.
Đối với những hộ dân đã bao chiếm đất đai tại đầm Đông Hồ cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và hành động khắc phục hậu quả. Trả lại hiện trạng tự nhiên cho đầm Đông Hồ là việc cấp bách nhằm phục hồi hệ sinh thái đã bị tổn thương và ngăn chặn những hậu quả xấu có thể tiếp tục diễn ra. Điều này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với cộng đồng và môi trường sống xung quanh.
Khi hiện trạng đầm Đồng Hồ được khắc phục trả về nguyên trạng, Nhà nước sẽ tiếp tục quản lý, quy hoạch và sử dụng tài nguyên đầm một cách bền vững, nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Khi tài nguyên được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích, đầm Đông Hồ có thể trở thành một trong những điểm đến du lịch sinh thái nổi bật của TP. Hà Tiên, sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và hơn thế nữa là nguồn tài nguyên sẽ được bảo tồn, phát triển theo tự nhiên.
Tóm lại, chỉ khi mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, tôn trọng pháp luật và hợp tác cùng Nhà nước trong công tác quản lý tài nguyên, đầm Đông Hồ mới có thể tiếp tục phát huy giá trị, không chỉ là một tài sản quý của TP. Hà Tiên mà còn là một di sản thiên nhiên đáng tự hào cho các thế hệ mai sau.
TRỌNG NGHĨA
(KGO) - Phú Quốc - thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam - đã trở thành một biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế, đồng thời đang vươn lên mạnh mẽ trong lộ trình khẳng định vị thế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: